Điểm danh những cảnh đẹp xuất sắc không thể bỏ qua khi đến Lệ Giang
22/11/2018
Nếu Phượng Hoàng cổ trấn khiến du khách ngẩn ngơ với những cảnh đẹp như ở chốn "thiên đường" thì Lệ Giang mang vẻ đẹp đầy lãng mạn và suy tư, đẹp từng góc phố, từng bụi hoa hồng, từng rặng liễu. Đến đây, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan những điểm đến nổi tiếng như Đại Nghiên cổ trấn, Mộc phủ, công viên Hắc Long Đàm...
Lệ Giang đẹp nao lòng mỗi dịp thu sang
Lệ Giang là thành phố cổ ở phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nằm dưới chân núi Ngọc Long cao 5.596m quanh năm tuyết phủ, Lệ Giang là một trong những di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận. Lệ Giang không có tường thành, được bao quanh bởi các ngọn núi quanh năm tuyết phủ. Nơi đây nổi tiếng về hệ thống đường thủy và cầu cống, nên còn được gọi là "Venice của phương Đông" với những góc phố cổ kính xen lẫn những con kênh nhỏ uốn lượn, mỗi góc phố, ngôi nhà đều là những góc nhỏ yên tĩnh và êm đềm.
Đến Lệ Giang, trước hết phải thăm Đại Nghiên cổ trấn - một trong bốn đô thị cổ được bảo tồn tốt của Trung Quốc. Kiến trúc nhà cửa ở đây là sự pha trộn kiến trúc của các dân tộc Hán, Bạch, Tạng, kết hợp với nét truyền thống của dân tộc Nạp Tây bản địa. Trung tâm của cổ trấn là quảng trường Tứ Phương, nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập.
Từ quảng trường này, bốn dãy phố chính kéo dài theo bốn hướng rồi mở rộng ra khắp cổ trấn với những ngõ dài quanh co lát đá xanh sáng bóng.
Du khách để lại Lệ Giang những điều ước đẹp trên chiếc chuông gió Bunong huyền thoại leng keng trong gió
►Xem thêm: TOUR DU LỊCH LỆ GIANG – SHANGRI LA – CÔN MINH 6 NGÀY 5 ĐÊM
Phố xá trong thành cổ Lệ Giang giáp núi gần sông, trải đá màu đỏ, mùa mưa không lầy lội, mùa khô không bụi bặm. Những hoa văn trên mặt đá nền đường trông tự nhiên và thanh nhã, rất hài hòa với môi trường của thành cổ này. Lệ Giang nổi tiếng với Đại Nghiên Thành, trông giống như cái nghiên mực khổng lồ, nơi có các con kênh uốn lượn quanh co khắp các ngõ ngách của cổ thành. Kiến trúc nhà cửa ở đây có sự pha trộn giữa kiến trúc của các dân tộc Hán, Bạch, Tạng kết hợp với nét truyền thống của dân tộc Nạp Tây bản địa.
Tiếng trống và bài hát của các cô gái dân tộc Nạp Tây tại Lệ Giang sẽ vẫn lưu luyến mãi trong kí ức những du khách khi trở về
Phủ họ Mộc trong thành Lệ Giang vốn là dinh thự họ Mộc, thủ lĩnh thế tập của Lệ Giang, dinh thự được xây dựng vào thời nhà Nguyên (1271 - 1368). Sau khi được xây dựng lại năm 1998, dinh thự này trở thành viện bảo tàng của thành cổ. Dinh thự họ Mộc rộng 46 mẫu, trong dinh thự có 162 gian nhà lớn nhỏ, treo 11 tấm biển do các đời vua ban tặng, phản ánh lịch sử hưng thịnh của gia tộc này.
Mộc Phủ
Truyền kỳ kể lại, thủ lĩnh họ Mộc vì kỵ húy (chữ Mộc mà đóng khung xung quanh sẽ thành chữ Khốn) nên đã không cho xây tường thành bao quanh Lệ Giang, vì thế Lệ Giang trở thành phố bốn phương với kiến trúc độc đáo không tường bao quanh.
Cả Mộc phủ toát lên một vẻ bề thế uy nghi. Nơi đây được gọi là Tử Cấm Thành của Vân Nam
Đặc biệt Mộc Phủ còn có hành lang dẫn lên một ngôi chùa nhỏ dựng trên quả đồi thấp phía sau, đường đi lên chùa đẹp như tranh, lên đến nơi có thể quay lại ngắm toàn cảnh Mộc Phủ.
Toàn cảnh Lệ Giang - Đại Nghiên cổ trấn
Lệ Giang được biết đến như một thành phố của nước, gỗ và đá. Những căn nhà gỗ san sát. Những cây cầu xinh xắn bắc qua dòng suối nhỏ chảy lững lỡ trong phố cổ. Những chiếc đèn lồng đỏ lung linh khi đêm xuống. Những giai điệu huyền hoặc văng vẳng từ các quán cafe bên đường. Một không gian thật đẹp và thơ mộng. Dường như ở đây không có chỗ cho những lo toan, bận rộn của cuộc sống thường ngày…
Bún qua cầu - Đặc sản nổi tiếng Vân Nam
Công viên Hắc Long Đàm
Dòng nước từ núi băng Ngọc Long đổ về nuôi sống vùng đất Lệ Giang. Từ công viên Hắc Long có thể ngắm sự hùng vĩ của núi tuyết ngàn năm, trong khung cảnh thanh bình của nước hồ phẳng lặng. Dưới chân núi có đầm nước, mạch nước có màu đen sẫm từ đáy chảy lên liên tục không ngừng nên đầm nước mới có tên gọi là Hắc Long Đàm. Trong công viên, trên hồ Hắc Long còn có cầu 5 nhịp chia lòng hồ thành hai nửa. Phía trên cầu có những cột đá chạm khắc hình voi và hổ. Từ cầu sẽ thấy đài Thưởng Nguyệt phía bên kia, là nơi các vị vua chúa thời xưa ngắm trăng vịnh thơ, vô cùng ấn tượng.
Công viên Hắc Long Đàm
Ngọc Long tuyết sơn
Ngọc Long tuyết sơn là ngọn núi thứ 71 trong những ngọn núi cao trên thế giới. Toàn bộ hệ thống núi này có tất cả 12 đỉnh núi cao trên 5000m quanh năm tuyết phủ. Đỉnh cao nhất của nó được đặt tên Phiến Tử Đẩu cao 5.596m. Bên kia núi là vực Hổ Khiêu nổi tiếng thách thức các nhà leo núi.
Núi tuyết Ngọc Long còn có tên gọi là núi “Satseto” trong tiếng dân tộc Nạp Tây, có nghĩa là ngọn sóng toàn những núi đá trắng. Bởi vì hình dáng của nó trông giống như lưng của một con rồng bạch ngọc đang nằm uốn lượn giữa mây trời, vậy nên người ta gọi núi là Ngọc Long.
Cuộc sống nơi miền núi cao thanh bình luôn là niềm mơ ước của nhiều người, đặc biệt tại khu vực núi tuyết này. Những dãy nhà nhỏ nhắn của người dân tộc Nạp Tây nằm nép mình lặng lẽ trước sự hùng vĩ của ngọn tuyết sơn. Những con người chất phác hiền lành đang sống một cuộc sống bình dị và đầy ắp tiếng cười hạnh phúc. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để cho những ai yêu thích các bộ môn thể thao liên quan đến núi và tuyết. Bạn có thể ngắm cảnh, leo núi, trượt tuyết, cắm trại, khám phá hoặc làm những nghiên cứu khoa học. Nơi đây nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật quý hiếm và các loài cây dại.
Bạch Thủy Hà
Hùng vĩ khe Hổ Nhảy
Đoạn sông Dương Tử chảy qua khu vực Nam Tây Tạng, Vân Nam 80km được gọi là sông Kim Sa bị eo thắt của những ngọn núi cao trên 5.000m chặn lại, đã tạo ra hai kỳ quan thắng cảnh thiên nhiên là Khe Hổ Nhảy và khúc uốn lượn xứng danh “Trường Giang đệ nhất loan". Thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú này cách Lệ Giang khoảng 100km về phía Tây Bắc. Chiều sâu tính từ đỉnh núi xuống đáy hẻm là gần 3.900m. Khe Hổ Nhảy được xem là hẻm núi sâu và nguy hiểm trên thế giới. Khe Hổ Nhảy là một phần của Tam Giang Tịnh Lưu đã được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2007.
Khe Hổ Nhảy đã được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2007