ĐẶC SẢN MIỀN TÂY - Những món ăn đậm chất miệt vườn
19/07/2024
Về miền Tây, bên cạnh việc tận hưởng không khí trong lành, được trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi giải trí đầy vui nhộn, bạn còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn miền Tây siêu hấp dẫn mà ai cũng nhất định phải thử khi đặt chân đến.
1. Lẩu cá linh bông điên điển
Nhắc đến miền Tây sông nước mà lại không biết đến lẩu cá linh bông điên điển thì quả thật là thiếu sót rồi. Cá Linh bông ngon nhất là khi chúng còn non, chỉ khia mùa nước nổi đến thì bạn mới có thể được thưởng thức món đặc sản miền Tây này thôi. Và khi đến với miền tây bạn có thể dễ dàng thưởng thức món này tại các nhà hàng trong mùa nước nổi đó.
2. Lẩu mắm miền Tây
Đây là sự kết hợp hài hòa giữa mùi thơm ngon từ mắm và các nguyên liệu thả lẩu như: thịt ba rọi, hải sản, bông điên điển, hoa súng, rau kèo nèo, rau đắng và các loại nguyên liệu phong phú khác. Đây là món lẩu chiều lòng hầu hết các thực khách, kể cả những chiếc miệng sành ăn và có yêu cầu cao trong ẩm thực. Lẩu mắm rất thích hợp cho những mùa se lạnh cùng quay quần bên nồi lẩu và nhâm nhi.
3. Cá lóc nướng trui
Du lịch miền Tây mà không ăn cá lóc nướng trui thì quả là một thiếu sót lớn. Bếp nướng cá được tạo nên bởi mấy hòn gạch xếp lên, lửa được đốt bằng rơm chứ không phải bằng than, cá để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng. Cá được nướng cho đến khi cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Cá sẽ ngon hơn nếu được phết một lớp dầu hành lên trên mặt và rải chút đậu phộng để tăng thêm độ béo cho món ăn.
4. Đặc sản Cá rô kho tộ miền Tây
Mùa nước nổi miền Tây thì nhà nào cũng sẽ có một nồi cá kho tộ thơm lừng, đậm vị. Phải nói rằng đây là một món ăn rất tốn cơm, giờ đây các rô kho tộ không chỉ là một món ăn gia đình nữa mà cũng đã trở thành một đặc sản miền Tây mà khiến biết bao du khách yêu thích.
5. Vịt nấu chao
Vịt nấu chao là một trong số những món ăn được cho là đại diện ẩm thực miền Tây với nguyên liệu chính của món ăn này là vịt xiêm, trải qua khâu chế biến tỉ mỉ, tẩm ướp đúng vị, món ăn sẽ có mùi thơm nức mũi và hương vị rất khó quên. Vịt nấu chao thường phải lựa chao ngon thì mới làm dậy lên hương vị thơm ngon của món ăn, kết hợp với khoai môn sẽ khiến món ăn trở nên bùi hơn, thơm hơn và ngon hơn.
Để ăn kèm với món vịt nấu chao này thì phải ăn kèm rau, rau sẽ khiến món ăn trở nên ngon và ăn đỡ phải ngán, lại có thể nhâm nhi từ từ.
6. Bún mắm
Nhắc đến món bún mắm sẽ khiến nhiều người miền Tây phải trầm trồ khen ngợi, vì đây chính là đặc sản của họ. Phần bún tươi được chế biến kèm mắm cá linh, thêm thịt heo quay, tôm, mực và nhiều loại rau thơm tạo nên một bát bún hòa quyện nhiều hương vị thơm ngon. Vắt tí chanh và ớt vào sẽ giúp món ăn bùng vị và thơm ngon đến từng sợi bún.
7. Bánh xèo
Về miền Tây mà không thử qua món bánh xèo thôn quê thì đáng tiếc lắm đấy nha. Để làm ra một dĩa bánh xèo giòn rụm, thơm ngon là cả một quá trình để đổ bánh, bánh chiên giòn vàng rụm nhân bên trong có nhiều loại như nhân giá, nhân thịt, nhân củ sắn,…tất cả đều tạo nên một hương vị thơm ngon hòa quyện. Bánh xèo miền Tây sẽ cuốn hơn nếu ăn cùng các loại rau rừng chấm cùng với các loại nước mắm chua ngọt cùng dưa chua, sẽ khiến món ăn thêm ngon hơn và bùng nổ vị giác đấy nhé.
8. Cháo cá lóc rau đắng
Cháo cá lóc rau đắng từ lâu đã được xem như món ăn không thể bỏ qua khi đặt chân đến miền Tây sông nước. Cháo nấu thơm ngon, trắng mịn, thịt cá mềm ngọt thanh ăn cùng với rau đắng sẽ giúp cho hương vị món ăn được tăng lên nhiều hơn so với bình thường. Và điểm đặc biệt mà món ăn này mang lại đó chính là dù ăn bao nhiêu rau đắng cùng với cháo, bạn cũng sẽ không bao giờ cảm nhận được vị đắng vốn có của nó. Rau vừa nhúng phải ăn liền sẽ giữ được độ tươi và không bị đắng khi nguội.
9. Lẩu cua đồng
Về miền Tây, bạn nhất định phải thử món lẩu cua đồng ngon trứ danh nơi đây. Lẩu cua đồng thơm nồng vị cua, ngọt ngọt vị nước dùng, thanh dịu, ăn kèm với những loại rau và gia vị dân dã kết hợp lại khiến cho thực khách ai ăn vào cũng đều trầm trồ khen ngợi.
10. Bò bảy núi An Giang
Các món ăn sử dụng loại bò này để chế biến bao gồm: lòng bò luộc và bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khìa bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc, bò lúc lắc và bò bít tết. Mỗi món bò tuy khác nhau về cách chế biến nhưng đều ẩn chứa một hương vị rất riêng của thịt bò núi Sam. Đây được cho là đặc sản An Giang mà mỗi khi ai đặt chân đến “vùng 7 núi” này cũng đều phải thưởng thức.