Cổ trấn Phù Dung 2000 tuổi của dân tộc Thổ Gia ở Trung Quốc

07/06/2019

Nằm bên suối thác, Phù Dung cổ trấn là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Phù Dung là một thị trấn cổ được xây dựng hơn 2.000 năm trước tại huyện Vĩnh Thuận, thuộc châu tự trị của người Thổ Gia và Miêu. Trước đây, thị trấn có tên là Vương Thôn, nơi ở của vua Thổ Gia, tuy nhiên đã được đổi thành Phù Dung trấn, sau khi bộ phim cùng tên của đạo diễn Tạ Tấn nổi tiếng năm 1986.


Phù Dung trấn tọa lạc tại khu vực miền núi tỉnh Hồ Nam, cách thành phố Trương Gia Giới khoảng 100 km. Được bao quanh bởi những ngọn núi và suối nước, trấn cổ Phù Dung là nơi lưu giữ những kiến trúc và văn hóa dân tộc lâu đời của người Thổ Gia.


Dưới chế độ cai trị của Thổ Vương (kết thúc cách đây khoảng 300 năm) nhà ở, đường sá, hành lang và cầu ở Phù Dung trấn đều được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và không sử dụng đinh sắt. Cách xây dựng này cho phép người Thổ Gia có thể tháo rời các thanh gỗ để chuyển đi khi cần thiết. Trải qua những biến động của thời gian, các ngôi nhà ở trấn cổ đã được tu sửa và xây mới, kiến trúc lâu năm nhất còn sót lại là nhà Thổ Vương với hơn 300 năm lịch sử.


Người Thổ Gia coi màu vàng là biểu tượng của vượng khí, vì vậy trước cửa mỗi ngôi nhà sẽ treo bí ngô để cầu chúc mùa màng tươi tốt.


Ngoài những con đường đá rêu phong và nhà cổ, Phù Dung trấn còn nổi tiếng với các thắng cảnh như Trâu khê đồng trụ, Bái thủ đường, Thổ tư hành cung và cầu Vương Kiều. Khoảng sân trước Bái thủ đường là nơi tổ chức lễ hội của người dân. Để giới thiệu văn hóa địa phương với du khách, đoàn ca múa kịch sẽ có những tiết mục biểu diễn vào cả ngày thường.


Hiện nay, Phù Dung trấn có khoảng 17.000 người sinh sống, trong đó chủ yếu là người Thổ Gia. Đây là một dân tộc thiểu số lâu đời của Trung Quốc, chủ yếu sinh sống tại các vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Trùng Khánh và Quý Châu.


Ngoài du lịch, người dân địa phương còn phát triển một số làng nghề khác như chế tác sừng, làm mì và thịt hun khói.


Từ xa xưa, người Thổ Gia đã nghĩ ra cách bảo quản thịt bằng cách ướp muối rồi phơi nắng hoặc treo gác bếp. Vì vậy, thịt hun khói từ lâu đã trở thành một món ăn truyền thống và đặc sản của khu vực này.


Du khách sẽ thấy có nhiều đầu trâu và các vật dụng được chế tác từ sừng như lược, thìa, trâm cài tóc. Trước kia, vào thời Ngũ Đại Thập Quốc (thế kỷ 10), người Miêu đã hợp sức cùng người Thổ Gia khi giao tranh với người Hán (dân tộc đông dân nhất của Trung Quốc). Vua tộc Miêu lúc bấy giờ thường đội một chiếc mũ sừng trâu, từ đó người Thổ Gia bắt đầu yêu mến và tôn sùng con vật này.


Người dân ở đây cũng có thói quen dùng đồ bạc. Không chỉ làm trang sức, bạc còn được chế tác thành bát ăn, thìa, đũa, đồ cạo gió hoặc khóa cửa. Trong mỗi gia đình người Thổ Gia đều có ít nhất một vật dụng được làm từ bạc nguyên chất. Để bảo vệ sức khỏe, họ sẽ uống nước ấm ngâm bạc để loại bỏ chất độc hại và vi khuẩn.

Theo Lan Hương - Báo VnExpress


TIN TỨC LIÊN QUAN

Xuôi dòng Đà Giang chiêm ngưỡng Phượng Hoàng Thành

Xuôi dòng Đà Giang chiêm ngưỡng Phượng Hoàng Thành

30/10/2017

Nói về sự tĩnh lặng, yên bình thì ít nơi đâu có thể sánh bằng khung cảnh tại cổ trấn Phượng Hoàng.  Phượng Hoàng là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam.

Khám phá cung đường hiểm trở dẫn tới cổng trời ở Thiên Môn Sơn

Khám phá cung đường hiểm trở dẫn tới cổng trời ở Thiên Môn Sơn

11/11/2017

Thiên Môn Sơn là một ngọn núi nằm trong vườn quốc gia Núi Thiên Môn,Trương Gia Giới, ở tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ngọn núi này rất nổi tiếng với con đường trên trời và hệ thống cáp treo tại Thiên Môn được tuyên bố trong các ấn phẩm du lịch là "cáp treo dài nhất tại một ngọn núi cao nhất trên thế giới”.

Đến Trương Gia Giới ngắm cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới Glass Brigde

Đến Trương Gia Giới ngắm cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới Glass Brigde

21/11/2017

Cây cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới vừa được mở cửa ở núi "Avatar", trong công viên Zhangjiajie ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Công trình này chỉ cho phép 8000 người tham quan mỗi ngày. Nhiều du khách phải xếp hàng qua đêm để chiêm ngưỡng cây cầu độc đáo này.

Cận cảnh thang máy Bách Long đáng sợ nhất thế giới ở Trung Quốc

Cận cảnh thang máy Bách Long đáng sợ nhất thế giới ở Trung Quốc

23/11/2017

Thang máy Bách Long với thành bằng kính trong suốt được xây dựng cạnh núi đá sa thạch anh nằm ở khu tham quan Ngũ Lăng trong vườn quốc gia Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Sương khói thành cổ Phượng Hoàng

Sương khói thành cổ Phượng Hoàng

28/11/2017

Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng vì vẻ đẹp vừa cổ kính vừa thơ mộng của các tòa nhà gỗ cổ hơn ngàn năm dọc hai bên bờ Đà Giang. Và hơn thế nữa, cổ trấn nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam nay được bao bọc bởi các dãy núi và vô số câu chuyện huyền hoặc về tộc người Miêu.

Vì sao Phượng Hoàng cổ trấn hút hồn du khách đến vậy

Vì sao Phượng Hoàng cổ trấn hút hồn du khách đến vậy

05/12/2017

Phượng Hoàng rất đẹp, nên dù bạn đi mùa xuân, hạ, thu hay đông thì mỗi mùa đều có nét diễm lệ khác nhau.

Xuất hiện cầu kính dài nhất thế giới ở Trung Quốc

Xuất hiện cầu kính dài nhất thế giới ở Trung Quốc

27/12/2017

Cây cầu kính dài nhất thế giới với 488 m,rộng 4 m, treo lơ lửng ở độ cao 218 m, nối liền hai vách đá thẳng đứng , đang thu hút sự quan tâm của du khách.

Những bí mật ở Tử Cấm Thành - Trung Quốc

Những bí mật ở Tử Cấm Thành - Trung Quốc

03/01/2018

Trong Tử Cấm Thành, không có một nơi cụ thể nào tên là Lãnh Cung, nhưng địa điểm đáng sợ này thực sự tồn tại trong nhiều triều đại. Dưới đây là những bí mật về Tử Cấm Thành mà trang Visitbeijing đã tổng hợp lại, trong đó có một số điều du khách hay lầm tưởng.

Tây Hồ - Viên ngọc quý của Hàng Châu - Trung Quốc

Tây Hồ - Viên ngọc quý của Hàng Châu - Trung Quốc

18/01/2018

Tây Hồ (Hàng Châu) hay còn được biết đến như Tam Đàn ấn nguyệt, Nhị Đê, Tam Đảo, Nhất Núi, Ngũ Hồ. Là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía tây của thành phố Hàng Châu, tọa lạc ở tỉnh Chiết Giang thuộc phía đông của Trung Quốc.