Bạn đã biết gì về Phố cổ Hội An
08/09/2017
Phố cổ Hội An như một bức tranh mộc mạc, giản dị và nên thơ. Dù là ngày hay đêm, du lịch Hội An vẫn mang trong mình những vẻ đẹp lôi cuốn khác nhau.
- Xem thêm chùm tour Nội địa giá cực sốc tại đây: DU LỊCH TRONG NƯỚC
- Đi du lịch còn nhận được vàng PNJ ngay trên xe, xem chi tiết chương trình khuyến mãi tại đây nhé: CHƯƠNG TRÌNH " THU NỒNG NÀN - NHẬN VÀNG PNJ" NĂM 2017
1. Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?
Tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới.
2. Sông nào chảy qua phố cổ Hội An?
Sông Thu Bồn (sông Hoài) chính là con sông chảy ngang qua phố cổ và được xem như biểu tượng của Hội An.
3. Hai đầu Chùa Cầu Hội An có tượng con vật nào?
Theo truyền thuyết, con thủy quái Mamazu có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân thì ở Việt Nam, mỗi khi cựa mình sẽ gây ra động đất, thiên tai, lũ lụt. Vì vậy những người Nhật đã xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật. Một thuyết khác cho rằng những bức tượng khỉ và chó xuất hiện trên cầu vì công trình này bắt đầu xây dựng từ năm Thân, hoàn thành vào năm Tuất.
4. Ngôi nhà cổ 200 tuổi nổi tiếng ở Hội An?
Nhà cổ Tấn Ký được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An, sở hữu kiến trúc độc đáo và còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý giá, trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, thưởng lãm. Căn nhà được xây dựng từ thế kỷ 18 đến nay đã hơn 200 năm tuổi, được bảo tồn nguyên vẹn qua 7 thế hệ gia đình họ Lê. Năm 1985, lịch sử nhà cổ Tấn Ký được công nhận là Di tích cấp quốc gia.
5. Tên làng nghề gốm truyền thống ở Hội An?
Tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, làng gốm Thanh Hà ở Hội An có tuổi đời gần 500 năm, nổi tiếng với những sản phẩm gốm đất nung bền đẹp, từng được triều đình nhà Nguyễn đưa vào danh sách “thổ sản quốc gia”. Làng gốm Thanh Hà sản xuất gốm mỹ nghệ từ loại đất sét rất đặc biệt được nung bằng lò củi cho ra sản phẩm màu đỏ cam, xốp và nhẹ.
6. Hội quán nào lớn nhất ở Hội An?
Trong 5 hội quán cổ của người Hoa ở Hội An thì hội quán Phúc Kiến là hội quan lớn nhất và được nhiều du khách biết đến nhất. Hội quán Phúc Kiến tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú. Buổi ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa lợp tranh do người Việt dựng vào năm 1697 để thờ Phật. Qua thời gian, ngôi chùa bị hư hỏng, những thương nhân Phúc Kiến mua lại ngôi chùa vào năm 1759 và sau nhiều lần trùng tu, năm 1792 đổi thành Hội quán Phúc Kiến. Công trình có kiến trúc theo kiểu chữ Tam, kéo dài từ đường Trần Phú đến đường Phan Chu Trinh, theo thứ tự: cổng tam quan, sân, hai dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau và hậu điện.
7. Ông tổ của nghề làm đèn lồng ở Hội An là ai?
Theo những người cao tuổi kể lại, người được coi là ông tổ nghề làm đèn lồng ở Hội An có tên là Xã Đường, khi đó gọi là thợ mã, chuyên làm đầu lân, lồng đèn cho những đêm hội hay các cuộc thi đấu xảo, thi làm đèn kéo quân.
8. Đêm rằm phố cổ ở Hội An được tổ chức vào ngày nào?
Mỗi tháng một lần, vào ngày 14 âm lịch, phố cổ Hội An lại trở nên đẹp lộng lẫy với lễ hội hoa đăng. Từ 16h, các tuyến đường ven sông Hoài thuộc khu phố cổ đã cấm xe cộ lưu thông. Đúng 18h, đèn lồng đồng loạt được thắp sáng thay cho ánh điện thường ngày. Trên sông, những con vật khổng lồ hiện lên sáng rực rỡ, dọc theo các tuyến phố, ánh điện trở nên chìm khuất bởi sắc màu của đèn lồng trên các khung cửa gỗ.
9. Món ăn kì công làm nên thương hiệu ẩm thực phố cổ Hội An?
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến rất công phu. Gạo thơm đem ngâm vào nước tro được nấu từ củi lấy ở Cù Lao Chàm, nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống Trà Quế, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.
Theo News Zing